kiến thức
Đắp chăn cho trẻ nhỏ khi ngủ, bố mẹ nhất định phải nhớ nguyên tắc tối quan trọng này

Không ít tai nạn đáng tiếc đã xảy ra với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi ngủ, nguy cơ đột tử cũng tăng cao khi cha mẹ đắp chăn cho các bé mà bỏ qua những nguyên tắc an toàn tối quan trọng.

Những tai nạn xảy ra với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi đắp chăn ngủ

Phòng tránh tai nạn cho trẻ nhỏ có lẽ là việc mà rất nhiều bậc cha mẹ không khỏi băn khoăn, lo lắng. Có những tai nạn nằm ngoài khả năng kiểm soát và phán đoán của cha mẹ, nhưng cũng có rất nhiều tình huống mà cha mẹ và người trông trẻ hoàn toàn có thể tránh được nếu nắm vững những quy tắc an toàn, trong đó có một việc tưởng đơn giản và vô hại nhưng lại ẩn chứa mối nguy hiểm khôn cùng, đó chính là đắp chăn cho trẻ.

Sau hàng loạt trường hợp các bé gặp nạn, chết ngạt trong chăn, không ít bậc cha mẹ đã tự rút ra bài học cho mình rằng chăn không phải món đồ mà cha mẹ có thể tùy tiện đắp lên người con.

 


Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng rất dễ gặp rủi ro với chăn, gối, đồ dùng mềm nếu đặt trong giường ngủ, nôi, cũi của bé (Ảnh minh họa)

 

Nước Mỹ ghi nhận có khoảng 3,500 trẻ em tử vong mỗi năm trong khi ngủ vì môi trường ngủ cho bé không an toàn. Trong đó những trường hợp tử vong do bị mắc kẹt vào giường cũi, ngạt thở do chăn gối không phải là ít.

Cách đây ít lâu, chắc hẳn cha mẹ vẫn chưa quên trường hợp một em bé 18 tháng tuổi tên là Jordan Blue Elmore, sống tại một ngôi làng tại tiểu bang Illinois (Mỹ) đã đột tử trong lúc ngủ vì bị mắc kẹt trong chăn. Mẹ của cậu bé, chị Tanya cho biết sau khi bế con lên gác để đi ngủ lúc 11h đêm, chị đã để con nằm ngửa và đắp chăn ngang qua ngực con, chị còn cẩn thận bỏ hai cánh tay con ra ngoài chèn lên chăn. Nhưng đến 9h30 sáng hôm sau khi chị tỉnh dậy và đi vào phòng ngủ của con thì nhìn thấy cậu bé nằm dưới chăn và bàng hoàng nhận ra con đã không còn thở nữa. Người mẹ vội vàng đưa con đi cấp cứu ngay sau đó nhưng vẫn không thể cứu được tính mạng của em bé. Mọi nghi ngờ về nguyên nhân gây ra cái chết của bé trai và cơ quan điều tra cũng cho rằng chiếc chăn đắp đã khiến em bé đột tử như vậy.

Một tai nạn đáng tiếc khác cũng đã xảy ra tại bang Washington, Mỹ với bé trai mới chỉ 7 tháng tuổi tên là Sloan. Mẹ cậu bé là chị Jordan DeRosier đã phải lên tiếng giải thích về nguyên nhân gây ra cái chết thực sự của con trai đó là bé bị chết ngạt sau khi bị mắc kẹt trong chăn. Cậu bé đã nằm xuống giường cùng với chiếc chăn do bà bé tự tay làm và 1 chiếc chăn khác màu ghi đã gắn bó từ lúc mới sinh. Đầu của bé đã bị mắc trong chiếc chăn màu ghi đó khi con nhét nó qua các song dọc cũi rồi mắc kẹt người mình trong đó.

 


Bé Sloan, 7 tháng tuổi đã tử vong ngay trong chính chiếc cũi ngủ của mình do bị mắc trong chiếc chăn màu ghi khi bé nhét nó qua các song dọc cũi rồi mắc kẹt người mình trong đó.

 

Trẻ từ 1 - 1,5 tuổi trở lên mới nên dùng chăn

Trên đây chỉ là một trong số những trường hợp trẻ sơ sinh bị đột tử trong khi ngủ mà nguyên nhân là do chăn đắp gây ngạt thở, đột tử. Những tai nạn này đã góp phần cảnh báo tới các bậc cha mẹ khi đắp chăn cho con ngủ. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã phải lên tiếng cảnh báo cha mẹ không nên đặt chăn, gối, thú bông hay bất cứ vật dụng dạng mềm, lỏng vào trong khu vực ngủ của trẻ để phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Nguy cơ đột tử thậm chí còn tăng cao gấp 5 lần nếu để trẻ ngủ với các đồ chăn gối mềm so với để trẻ ngủ độc lập và không đặt thứ gì trong cũi.

 


Túi ngủ, chăn chui là giải pháp an toàn cho trẻ (Ảnh minh họa)
 

Mặc dù rủi ro SIDS sẽ giảm dần khi bé lớn lên, nhưng Ủy ban An toàn về Tiêu dùng sản phẩm (Consumer Product Safety Commission ) thì cho rằng phần lớn các ca tử vong ở trẻ đều có liên quan đến ngạt thở khi ngủ với chăn, gối, và giường ngủ. AAP cũng đưa ra khuyến nghị dành cho các ông bố bà mẹ ít nhất phải đợi trẻ đủ 1 - 1,5 tuổi trở lên mới nên cho bé dùng chăn và gối. Trước độ tuổi này, cha mẹ nên thay thế chăn phủ bằng chăn chui, túi ngủ dành riêng cho em bé. Cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi khi quyết định chuyển sang dùng chăn phủ cho bé.

AAP cũng đưa ra những dấu hiệu cho thấy bé đã đủ lớn để có thể dùng chăn đắp như sau:

- Bé đã đủ cứng cáp, có thể nhấc đầu, xoay người, cuộn tròn, di chuyển qua lại khi ngủ.

- Bé có thể tự mình gạt chăn ra khỏi mặt

Mặc dù rủi ro SIDS sẽ giảm dần khi bé lớn lên, nhưng Ủy ban An toàn về Tiêu dùng sản phẩm (Consumer Product Safety Commission ) thì cho rằng phần lớn các ca tử vong ở trẻ đều có liên quan đến ngạt thở khi ngủ với chăn, gối, và giường ngủ. AAP cũng đưa ra khuyến nghị dành cho các ông bố bà mẹ ít nhất phải đợi trẻ đủ 1 - 1,5 tuổi trở lên mới nên cho bé dùng chăn và gối. Trước độ tuổi này, cha mẹ nên thay thế chăn phủ bằng chăn chui, túi ngủ dành riêng cho em bé. Cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi khi quyết định chuyển sang dùng chăn phủ cho bé.

AAP cũng đưa ra những dấu hiệu cho thấy bé đã đủ lớn để có thể dùng chăn đắp như sau:

- Bé đã đủ cứng cáp, có thể nhấc đầu, xoay người, cuộn tròn, di chuyển qua lại khi ngủ.

- Bé có thể tự mình gạt chăn ra khỏi mặt

 

 

Không để bất cứ đồ vật nào vào cũi của bé, nên để bé ngủ cùng phòng nhưng không cùng giường là những nguyên tắc an toàn giấc ngủ cho bé (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đảm bảo những nguyên tắc an toàn môi trường ngủ và phòng tránh giảm thiểu nguy cơ đột tử cho trẻ, đó là:

- Đặt bé nằm ngủ ở tư thế ngửa lưng.

- Đặt bé ngủ ở giường, cũi trên mặt phẳng chắc chắn, cứng cáp.

- Không để chăn, gối, đồ chơi, thú bông trong khu vực ngủ của bé.

- Giữ nhiệt độ phòng ngủ mát mẻ, không để quá nóng hoặc quá lạnh.

- Sau khi cho bé ăn cần đưa bé trở lại giường, cũi của bé, tránh trường hợp cha mẹ bế bé trên ghế sofa, ghế bành và ngủ quên.

- Cho trẻ ngủ cùng phòng nhưng không cùng giường với người lớn ít nhất cho đến khi bé 1 tuổi.

- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người hút thuốc hoặc đưa trẻ đến nơi công cộng có khói thuốc.

Nguồn: Popsugar/Healthy

1135
Tin liên quan
 Chẳng cần khản cổ giục giã hay ép con, làm theo những cách sau, trẻ sẽ đam mê học tập từ nhỏ
 Những quan niệm chăm sóc trẻ sai lầm bố mẹ cần ngừng áp dụng ngay lập tức
 Thay vì nói “Con làm tốt lắm”, đây là 9 câu nói mà các giáo viên Montessori thường dùng
 Bác sĩ nói gì về việc bật quạt cả đêm khiến bé bị viêm phổi?
 Bổ sung Vitamin D cho trẻ sơ sinh vào thời điểm này là thích hợp nhất
 Làm thế nào để có nhiều sữa cho con bú?
 Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc
 Bật mí cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm cực đơn giản nhưng hiệu quả tức thì
 Chuyên gia “lý giải có lý” về phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0-6 tuổi
 Trẻ sơ sinh không đi ngoài trong gần 1 tuần có sao không?
 10 cách hạ sốt nhanh cho trẻ cực hiệu quả không cần dùng thuốc
  Nếu bạn muốn nuôi dạy những đứa trẻ chăm chỉ làm việc nhà, sống tự lập, hãy thử "phương pháp Maya"
 Nguy cơ viêm phổi do thói quen xấu
 Nguyên nhân làm mất đi vitamin C trong rau
 Mẹo vặt bỏ túi siêu hay ho để bảo vệ bé khỏi những nguy hiểm trong nhà
 Mách các mẹ một vài mẹo vặt chăm con
 Mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
 5 bộ phận trên cơ thể không nên vệ sinh quá sạch sẽ, nhất là với trẻ nhỏ!
 Em bé 20 tháng bị bỏng nguy kịch vì vật dụng nhà nào cũng có
 Những nguy hại khôn lường khi cho trẻ sơ sinh nằm gối mẹ nên biết để tránh ngay
 Trẻ tử vong do sặc cháo: Cha mẹ cần biết cách xử lý kịp thời để có thể cứu được conTrẻ tử vong do sặc cháo: Cha mẹ cần biết cách xử lý kịp thời để có thể cứu được con
 Trẻ bị ho có đờm phải làm sao và cách điều trị ?
 Số thời gian ngủ cho bé theo từng độ tuổi được chuyên gia khuyến cáo, mẹ hãy lưu về ngay
 Giới Thiệu Tháp Dinh Dưỡng Cho Trẻ Em 3 - 5 Tuổi
  25 cách chăm sóc giúp con khỏe mạnh
 Top Các Loại Thực Phẩm Tốt Cho Não Bộ Của Trẻ
 Kỹ năng sống giúp trẻ được an toàn
 7 mẹo vặt giúp bé ngủ ngoan không quấy khóc
 10 sai lầm khi cho trẻ ăn dặm khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng
 Con tăng động vì mẹ tẩm bổ quá nhiều khi mang thai
 18 mẹo hay bất ngờ để chăm con nhàn
 10 phương pháp nuôi dạy con thành tài của người Do Thái
 Gia đình nào sắp cho con đi biển thì nhất định phải biết những điều này để đảm bảo an toàn cho trẻ
 Muốn con học đâu nhớ đó thì các mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua những món ăn này
 Cha mẹ còn cầm tay con theo kiểu này, đề phòng trật khớp tay con
 Danh sách những thực phẩm giàu canxi không thua gì sữa bạn nên biết
 Con càng lớn, sữa mẹ càng "nhạt"?
 Bác sĩ khoa Nhi bày cách sơ cứu sặc sữa ở trẻ sơ sinh mẹ nào cũng cần biết
 Cảnh giác với bệnh tiêu chảy thường gặp ở trẻ trong mùa hè
 Những thói quen giúp trẻ nhanh biết nói, mẹ nhớ tập cho bé nhé
 7 cách giúp bà bầu ngủ ngon, con khỏe mạnh phát triển đến sáng
 5 cách dạy con của cha mẹ đang vô tình hủy hoại con
 8 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao hiệu quả nhất, các mẹ nên cho bé ăn hàng ngày
 Những điều cần biết khi bị sốt virus
 16 mẹo dân gian cực hay cho bé yêu khỏe mạnh mỗi ngày
 5 mẹo vặt bổ ích dành cho mẹ đang chăm con nhỏ
 10 mẹo chăm sóc sức khỏe, làm sạch nhà với khoai tây
 11 mẹo nấu ăn biến bạn từ "gà mờ" thành siêu đầu bếp
 10 điều giảm bớt khó chịu khi trẻ ốm
 Các mẹo bảo quản rau củ quả
 Mẹ nên ăn gì để sữa mát cho bé?
 MẸ NÊN CHĂM SÓC TRẺ BIẾNG ĂN KHI MỌC RĂNG THẾ NÀO ?
 Cách làm các loại sữa chua cho bé dưới 1 tuổi tại nhà nhanh nhất
 Trị rối loạn tiêu hóa cho con
 GIÚP TRẺ TRÁNH KHỎI TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG
 6 loại quả có lợi cho sức khỏe của bé
 7 kỹ năng cha mẹ thông thái dạy con để chúng phát triển và thành công trong tương lai
 Mẹo vặt trị bệnh cho trẻ
 Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh bằng cách nào là tốt nhất?
 4 lỗi mẹ vô tình mắc phải khi thay bỉm cho con khiến trẻ bị ảnh hưởng cột sống, hăm ngứa
 Sổ tay chăm con ai cũng phải biết!
 Mua sữa ở đâu rẻ và an toàn nhất?
 3 bí kíp dạy con kỷ luật từ nhỏ
 Cách dạy con khi bé mắc lỗi cư xử
 5 dấu hiệu nhận diện trẻ thông minh từ lúc mới chào đời
 Công thức bí mật trong thành công của Vinamilk
 6 bước giúp trẻ tăng cân
 11 nguyên nhân tại sao trẻ chậm tăng cân
 10 mẹo nhỏ dỗ bé ngủ ngon trong tích tắc
 Sốt phát ban – Triệu chứng, biến chứng và cách ngăn ngừa
 Những yếu tố khiến trẻ không thể cao lớn và khỏe mạnh
 Thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho bé mùa dịch bệnh
 Giúp bé ngủ ngon và sâu hơn mỗi đêm
 Giữ ấm cho bé trong mùa đông lạnh giá
 Bí quyết chăm con bị ốm để mẹ không ốm theo con
 Mẹ càng hay nói, con càng thông minh
 Những cột mốc phát triển của trẻ và bí quyết tăng chiều cao hữu hiệu
 7 sản phẩm cho trẻ em dễ chứa chất độc hại các mẹ nên biết
 Thực phẩm giúp mẹ bầu vượt qua chứng ốm nghén
 10 việc bố nên làm trong giai đoạn con bú sữa mẹ