kiến thức
Số thời gian ngủ cho bé theo từng độ tuổi được chuyên gia khuyến cáo, mẹ hãy lưu về ngay

 Khi ngủ đủ giấc, sự phát triển thể chất và thần kinh nhanh chóng ở trẻ sẽ được hỗ trợ hiệu quả. Các chuyên gia đã khuyến cáo về số thời gian ngủ cho bé theo từng độ tuổi cho mẹ có thể cân đối lại thời gian hợp lí cho bé như sau

 Ở mỗi độ tuổi, cha mẹ đều phải đối mặt với thử thách cho trẻ đi ngủ đúng giờ vào buổi tối, ngủ giấc ngắn vừa đủ hoặc không quá nhiều để trẻ có thể ngủ xuyên đêm và đảm bảo trẻ hoàn thành bài tập về nhà, hoạt động ngoại khóa trước khi quá muộn để lên giường.

Cho con đi ngủ vào một giờ cố định mỗi tối không chỉ khiến bạn thấy nhẹ nhõm đi nhiều mà đây còn là cơ hội để bạn dành chút thời gian cho bản thân hoặc chính mình cũng đi ngủ sớm. Nhưng tổng số giờ ngủ một ngày của trẻ là bao nhiêu còn tác động tới cả tâm trạng của trẻ và bạn nữa - giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào sự phát triển lành mạnh của mọi đứa trẻ.

1/3 trẻ gặp rắc rối với giấc ngủ thường phải đối mặt với những vấn đề về hành vi và cảm xúc khi ở lớp, trong đó có nguy cơ cao hơn mắc chứng rối loạn suy giảm tập trung.

Số thời gian ngủ cho bé tương ứng với từng độ tuổi theo lời khuyên của chuyên gia:

1. Trẻ mới chào đời (0-3 tháng tuổi)

Số giờ ngủ cần thiết: 14-17 giờ, bao gồm cả các giấc ngủ ngắn.

Trong giai đoạn này, có vẻ khá kỳ quặc nếu lo lắng những thiên thần bé nhỏ đang sống để ngủ, ăn và tè, ị... ngủ bao nhiêu thời gian trong ngày. Nhưng quan trọng là cha mẹ nên cố gắng luyện ngủ cho con. Cho dù bạn áp dụng cách để trẻ khóc cho tới khi nín (cry it out); thực hiện những nghi thức ngọt ngào trước giờ ngủ hay để trẻ khóc có kiểm soát thì việc giúp bé phát triển khả năng tự ru ngủ mình từ khi còn nhỏ sẽ đảm bảo khả năng trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn sau này. Và như vậy, cả mẹ lẫn con sẽ không bị lãng phí khoảng thời gian ngủ nghỉ vô cùng quý giá.

2. Trẻ sơ sinh (4-11 tháng tuổi)

Số giờ ngủ trẻ cần: 12-15 giờ, bao gồm cả những giấc ngủ ngắn.

Một khi đạt mốc 3 tháng tuổi, trẻ sẽ biểu hiện sự tỉnh táo nhiều hơn trong ngày, ngủ những giấc ngắn điển hình và sẽ ngủ xuyên đêm. Do đó, trẻ vẫn cần ngủ nhiều trong ngày và có thể ngủ tới 18 giờ.

3. Trẻ độ tuổi chập chững biết đi (1-2 tuổi)

Số giờ ngủ trẻ cần: 11-14 giờ, bao gồm cả những giấc ngủ ngắn.

Giờ thì con bạn đã có thể ngủ trong phòng riêng cả đêm. Nhưng giờ đi ngủ có thể trở thành một cuộc chiến. Vấn đề là phải thiết lập một lịch trình liên tục, đều đặn và đảm bảo không từ bỏ nếu lịch trình đó chưa thể thực hiện một cách quy củ ngay từ đầu hay có đôi chút chuệch choạc. Chỉ khi đó, bạn mới tránh được tình trạng mệt mỏi quá đỗi và thiếu ngủ cho cả bạn lẫn con.

3. Trẻ mầm non (3-5 tuổi)

Số giờ ngủ trẻ cần: 10-13 giờ, bao gồm cả những giấc ngủ ngắn.

Hãy đảm bảo tổng số giờ ngủ ngày và đêm của trẻ ít nhất đạt mức 10h.

Một khi con bạn đi nhà trẻ, trường mầm non hay lớp tiền tiểu học hàng ngày, việc đảm bảo trẻ tuân thủ giờ ngủ định sẵn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhiều trẻ trong độ tuổi này vẫn có những giấc ngủ ngắn ban ngày. Do đó, hãy đảm bảo tổng số giờ ngủ ngày và đêm của trẻ ít nhất đạt mức 10 giờ và giấc ngủ ngắn ban ngày phải vừa đủ để không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm cũng như những hoạt động ban ngày khác.

Như thế, con bạn mới có thể phát triển lành mạnh. Trường hợp bạn không thể khiến con ngủ xuyên đêm mà không tỉnh giấc giữa chừng, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để luyện ngủ cho con.

4. Trẻ ở độ tuổi đi học (6-13 tuổi)

Số giờ ngủ trẻ cần: 9-11 giờ/đêm

Cha mẹ cần giúp trẻ ngủ 9-11h mỗi đêm

Với thời khoá biểu cố định ở trường, đảm bảo trẻ đi ngủ đúng giờ mỗi tối là điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho con tầm tuổi này. Sau khi đi học về, trẻ sẽ tham gia một số hoạt động sau giờ học và phải hoàn thành bài tập về nhà nữa. Vì vậy, cha mẹ cần giúp trẻ ngủ 9-11 tiếng mỗi đêm trước khi đánh thức con dậy để bắt đầu lịch trình sáng hôm sau.

5. Tuổi teen (14-18 tuổi)

Số giờ ngủ trẻ cần: 8-10 giờ/đêm

Mặc dù trẻ ở tuổi thiếu niên độc lập hơn nhiều trong vấn đề giờ đi ngủ cũng như lịch trình trước giờ đi ngủ buổi tối, hãy đảm bảo rằng con bạn được ngủ từ 8 đến 10 tiếng mỗi đêm. Những đứa trẻ bận rộn với hàng đống bài tập về nhà và cơ man các hoạt động ngoại khóa càng cần khoảng thời gian ngủ nghỉ hợp lý để có đủ sức khỏe và sự tỉnh táo hoàn thành việc học và chơi thể thao.

Ngủ bao nhiêu là đủ?

Tổ chức National Sleep của Hoa Kỳ đã làm cuộc nghiên cứu cụ thể về giấc ngủ và công bố kết quả về cuộc điều tra thời gian giấc ngủ phù hợp với mỗi người.

Sau 300 cuộc phân tích khoa học, 18 nhà nghiên cứu hiệp hội các chuyên gia của tổ chức National Sleep, trong đó, có các chuyên gia của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, Hiệp hội Thẩm mỹ Hoa Kỳ và Hiệp hội Thần kinh Hoa Kỳ đã lập ra biểu đồ thể hiện rõ số giờ ngủ cần thiết tương ứng với mỗi giai đoạn sống.

Biểu đồ thể hiện rõ số giờ ngủ cần thiết tương ứng với mỗi giai đoạn sống.

Theo biểu đồ, trẻ sơ sinh cần lượng thời gian ngủ nhiều nhất trong ngày: từ 14 đến 17 giờ.

Thanh thiếu niên (14-17 tuổi) cần ngủ 8 đến 10 giờmột đêm.

Đây là những số liệu mà các nhà nghiên cứu đưa ra.

"Cần nắm rõ những số liệu này vì chúng ta trải qua 1/3 cuộc đời bằng giấc ngủ và chất lượng nghỉ ngơi cũng là yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống và độ dài giấc ngủ. Hơn thế nữa, điều này còn ảnh hường đến tuổi thọ của chúng ta" - Charles Czeisler, Chủ tịch Hội đồng tổ chức National Sleep lý giải.

Các mẹ hãy nhớ lưu lại để chăm sóc cho con tốt hơn nhé!

910
Tin liên quan
 Chẳng cần khản cổ giục giã hay ép con, làm theo những cách sau, trẻ sẽ đam mê học tập từ nhỏ
 Những quan niệm chăm sóc trẻ sai lầm bố mẹ cần ngừng áp dụng ngay lập tức
 Thay vì nói “Con làm tốt lắm”, đây là 9 câu nói mà các giáo viên Montessori thường dùng
 Bác sĩ nói gì về việc bật quạt cả đêm khiến bé bị viêm phổi?
 Bổ sung Vitamin D cho trẻ sơ sinh vào thời điểm này là thích hợp nhất
 Làm thế nào để có nhiều sữa cho con bú?
 Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc
 Bật mí cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm cực đơn giản nhưng hiệu quả tức thì
 Chuyên gia “lý giải có lý” về phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0-6 tuổi
 Trẻ sơ sinh không đi ngoài trong gần 1 tuần có sao không?
 10 cách hạ sốt nhanh cho trẻ cực hiệu quả không cần dùng thuốc
  Nếu bạn muốn nuôi dạy những đứa trẻ chăm chỉ làm việc nhà, sống tự lập, hãy thử "phương pháp Maya"
 Nguy cơ viêm phổi do thói quen xấu
 Nguyên nhân làm mất đi vitamin C trong rau
 Mẹo vặt bỏ túi siêu hay ho để bảo vệ bé khỏi những nguy hiểm trong nhà
 Mách các mẹ một vài mẹo vặt chăm con
 Mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
 5 bộ phận trên cơ thể không nên vệ sinh quá sạch sẽ, nhất là với trẻ nhỏ!
 Em bé 20 tháng bị bỏng nguy kịch vì vật dụng nhà nào cũng có
 Những nguy hại khôn lường khi cho trẻ sơ sinh nằm gối mẹ nên biết để tránh ngay
 Trẻ tử vong do sặc cháo: Cha mẹ cần biết cách xử lý kịp thời để có thể cứu được conTrẻ tử vong do sặc cháo: Cha mẹ cần biết cách xử lý kịp thời để có thể cứu được con
 Trẻ bị ho có đờm phải làm sao và cách điều trị ?
 Giới Thiệu Tháp Dinh Dưỡng Cho Trẻ Em 3 - 5 Tuổi
  25 cách chăm sóc giúp con khỏe mạnh
 Top Các Loại Thực Phẩm Tốt Cho Não Bộ Của Trẻ
 Kỹ năng sống giúp trẻ được an toàn
 7 mẹo vặt giúp bé ngủ ngoan không quấy khóc
 10 sai lầm khi cho trẻ ăn dặm khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng
 Con tăng động vì mẹ tẩm bổ quá nhiều khi mang thai
 18 mẹo hay bất ngờ để chăm con nhàn
 10 phương pháp nuôi dạy con thành tài của người Do Thái
 Gia đình nào sắp cho con đi biển thì nhất định phải biết những điều này để đảm bảo an toàn cho trẻ
 Muốn con học đâu nhớ đó thì các mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua những món ăn này
 Cha mẹ còn cầm tay con theo kiểu này, đề phòng trật khớp tay con
 Danh sách những thực phẩm giàu canxi không thua gì sữa bạn nên biết
 Con càng lớn, sữa mẹ càng "nhạt"?
 Bác sĩ khoa Nhi bày cách sơ cứu sặc sữa ở trẻ sơ sinh mẹ nào cũng cần biết
 Cảnh giác với bệnh tiêu chảy thường gặp ở trẻ trong mùa hè
 Những thói quen giúp trẻ nhanh biết nói, mẹ nhớ tập cho bé nhé
 7 cách giúp bà bầu ngủ ngon, con khỏe mạnh phát triển đến sáng
 5 cách dạy con của cha mẹ đang vô tình hủy hoại con
 8 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao hiệu quả nhất, các mẹ nên cho bé ăn hàng ngày
 Những điều cần biết khi bị sốt virus
 16 mẹo dân gian cực hay cho bé yêu khỏe mạnh mỗi ngày
 5 mẹo vặt bổ ích dành cho mẹ đang chăm con nhỏ
 10 mẹo chăm sóc sức khỏe, làm sạch nhà với khoai tây
 11 mẹo nấu ăn biến bạn từ "gà mờ" thành siêu đầu bếp
 10 điều giảm bớt khó chịu khi trẻ ốm
 Các mẹo bảo quản rau củ quả
 Đắp chăn cho trẻ nhỏ khi ngủ, bố mẹ nhất định phải nhớ nguyên tắc tối quan trọng này
 Mẹ nên ăn gì để sữa mát cho bé?
 MẸ NÊN CHĂM SÓC TRẺ BIẾNG ĂN KHI MỌC RĂNG THẾ NÀO ?
 Cách làm các loại sữa chua cho bé dưới 1 tuổi tại nhà nhanh nhất
 Trị rối loạn tiêu hóa cho con
 GIÚP TRẺ TRÁNH KHỎI TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG
 6 loại quả có lợi cho sức khỏe của bé
 7 kỹ năng cha mẹ thông thái dạy con để chúng phát triển và thành công trong tương lai
 Mẹo vặt trị bệnh cho trẻ
 Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh bằng cách nào là tốt nhất?
 4 lỗi mẹ vô tình mắc phải khi thay bỉm cho con khiến trẻ bị ảnh hưởng cột sống, hăm ngứa
 Sổ tay chăm con ai cũng phải biết!
 Mua sữa ở đâu rẻ và an toàn nhất?
 3 bí kíp dạy con kỷ luật từ nhỏ
 Cách dạy con khi bé mắc lỗi cư xử
 5 dấu hiệu nhận diện trẻ thông minh từ lúc mới chào đời
 Công thức bí mật trong thành công của Vinamilk
 6 bước giúp trẻ tăng cân
 11 nguyên nhân tại sao trẻ chậm tăng cân
 10 mẹo nhỏ dỗ bé ngủ ngon trong tích tắc
 Sốt phát ban – Triệu chứng, biến chứng và cách ngăn ngừa
 Những yếu tố khiến trẻ không thể cao lớn và khỏe mạnh
 Thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho bé mùa dịch bệnh
 Giúp bé ngủ ngon và sâu hơn mỗi đêm
 Giữ ấm cho bé trong mùa đông lạnh giá
 Bí quyết chăm con bị ốm để mẹ không ốm theo con
 Mẹ càng hay nói, con càng thông minh
 Những cột mốc phát triển của trẻ và bí quyết tăng chiều cao hữu hiệu
 7 sản phẩm cho trẻ em dễ chứa chất độc hại các mẹ nên biết
 Thực phẩm giúp mẹ bầu vượt qua chứng ốm nghén
 10 việc bố nên làm trong giai đoạn con bú sữa mẹ